Friday, September 22, 2017

Laser -vũ khí công thủ toàn diện của Mỹ

Không chỉ muốn laser thành vũ khí tấn công, Không quân Mỹ còn có tham vọng biến tia laser năng lượng cao (HELLADS) thành vũ khí đánh chặn cực lợi hại.

Trang Almasdarnews dẫn tuyên bố của Tướng Marshall Webb, chỉ huy Bộ tư lệnh Tác chiến đặc biệt của Không quân Mỹ (AFSOC) cho biết, lực lượng này đã ấn định thời điểm thử nghiệm vũ khí laser HELLADS vào năm 2018.
Hiện vũ khí năng lượng cao này đang được tích hợp và thử nghiệm trên máy bay tấn công mặt đất của AFSOC như AC-130, Tướng Marshall Webb tiết lộ và cho biết thêm rằng.
"Nếu đặt câu hỏi về thử nghiệm HELLADS với các nhà khoa học trong lĩnh vực laser, họ sẽ chia thành hai nhóm. Một nửa tỏ ra hoài nghi, trong khi những người còn lại rất nhiệt tình. Tôi luôn hào hứng ủng hộ việc thử nghiệm vũ khí đặc biệt này".
Máy bay AC-130 sẽ được trang bị vũ khí laser cực mạnh.

Theo kế hoạch của AFSOC được vị tướng này tiết lộ, Mỹ muốn thử khả năng điều khiển HELLADS trên máy bay quân sự cỡ lớn và kiểm tra vũ khí này có tác động thé nào đến tính năng khí động học của phi cơ được trang bị.
Tướng Webb cũng đề xuất cấp thêm kinh phí cho chương trình này, sau khi Thượng viện Mỹ thông qua ngân sách quốc phòng 700 tỷ USD cho năm 2018.
HELLADS là sản phẩm của Cơ quan nghiên cứu các dự án phòng thủ tiên tiến (DARPA) trực thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ. Mục đích của dự án là tạo thiết bị phát laser đạt công suất 150 kilowatt, nhưng có kích thước và khối lượng chỉ bằng 10% các thiết bị có cùng sức mạnh hiện nay.
Không chỉ ấn định thời điểm thử nghiệm vũ khí laser HELLADS cho nhiệm vụ tấn công, AFSOC còn có tham vọng biến laser thành vũ khí phòng thủ độc nhất trên thế giới.
Hiện AFSOC đã mở gói thầu tìm đối tác phát triển hệ thống phòng thủ chủ động năng lượng cao laser để trang bị trên máy bay quân sự nhằm chống lại tên lửa và các hệ thống dẫn đường quang-hồng ngoại của kẻ thù.
Chương trình phòng thủ năng lượng cao được định danh là SHiELD. Với phương pháp phòng thủ của hệ thống SHiELD là chủ động tấn công các mối nguy cơ trên bằng tia laser năng lượng cao trước khi chúng kịp tiếp cận mục tiêu được bảo vệ.
Không quân Mỹ hy vọng, sẽ có một vài nguyên mẫu SHiELD được phát triển để từ đó đánh giá và lựa chọn sản phẩm ưu việt nhất. Tuy nhiên, hiện chưa rõ các hãng chế tạo Mỹ nào sẽ tham gia phát triển SHiELD.
Theo đại diện của AFSOC, các máy bay có thể phát tia laser công suất khoảng vài chục KW cùng hệ thống quang học định hướng sẽ được trang bị trên máy bay quân sự được bảo vệ. Hệ thống bảo vệ này sẽ hoạt động hiệu quả khi máy bay hoạt động ở tốc độ cận âm và chớm vượt tường âm thanh (Mach 0,75-1.2).
Hệ thống SHiELD sẽ được thiết kế để vô hiệu hóa hoặc đốt cháy tên lửa tấn công của đối phương. Nguyên mẫu của SHiELD sẽ được thử nghiệm trước tiên trên một máy bay chiến đấu và máy bay yểm hộ hỏa lực mặt đất AC-130.
Thùy Dung (Đất Việt)

0 comments:

Post a Comment