• 9 vũ khí Mỹ có thể xuyên thủng boong-ke sâu nhất của Triều Tiên

    Việc Triều Tiên cất giữ các kho vũ khí hạt nhân của mình trong lòng đất đá rắn, sâu hàng chục mét khiến nỗ lực công phá chúng cực kỳ khó khăn nhưng không có nghĩa là không thể.

  • Nghe Mỹ, phiến quân lâm thảm họa

    This is slide 2 description. Go to Edit HTML and replace these sentences with your own words. This is a Blogger template by Lasantha - PremiumBloggerTemplates.com...

  • Ông Trump lại lên Twitter đe dọa Kim Jong-un và ngoại trưởng Triều Tiên

    This is slide 3 description. Go to Edit HTML and replace these sentences with your own words. This is a Blogger template by Lasantha - PremiumBloggerTemplates.com...

Thursday, September 21, 2017

Tổng thống Mỹ sẽ phải trả giá đắt vì đe dọa hủy diệt Triều Tiên

Sau khi gọi Tổng thống Donald Trump là người rối loạn tâm thần, Chủ tịch Kim Jong-un cho biết những đe dọa của Tổng thống Mỹ chỉ càng khẳng định con đường của Triều Tiên là đúng đắn.

>Cảnh báo thử bom nhiệt hạch ở Thái Bình Dương

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã yêu cầu lệnh trừng phạt mới chống lại Triều Tiên trong ngày 21/9 và lãnh đạo Triều Tiên cho biết sẽ xem xét các biện pháp đáp trả Mỹ.
Tổng thống Mỹ gọi lãnh đạo Kim Jong-un là "Ông hỏa tiễn". (Ảnh: Reuters)

Căng thẳng ngày càng lên cao khi Bình Nhưỡng bất chấp áp lực từ cộng đồng quốc tế và lãnh đạo Triều Tiên cũng đưa ra các phát ngôn hung hăng hơn so với Tổng thống Mỹ
Những phát ngôn hiếu chiến được đưa ra trong bối cánh Tổng thư kí Liên Hợp Quốc kêu gọi các bên tránh sa đà vào một cuộc chiến tranh, bên cạnh đó Nga, Hàn Quốc và Trung Quốc đều kêu gọi hòa bình.
Ông Donald Trump gọi Chủ tịch Kim Jong-un là “Ông hỏa tiễn” với các hoạt động thử nghiệm nguy hiểm, đáp lại, ông Kim Jong-un mô tả Tổng thống Mỹ như người rối loạn tâm thần.
Ngoài ra, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cho biết sẽ cân nhắc đến mức độ đáp trả cao nhất trong lịch sử trước lời đe dọa sẽ hủy diệt Triều Tiên hoàn toàn của Tổng thống Mỹ đưa ra ngày 19/9.

"Với tư cách đại diện cho Triều Tiên và đại diện cho danh dự của quốc gia và của chính tôi, tôi sẽ khiến người đang giữ vị trí tối cao ở Mỹ phải trả giá đắt vì phát ngôn đe dọa hủy diêt hoàn toàn Triều Tiên", ông Kim tuyên bố.
Trước đó, Bình Nhưỡng đã thực hiện thử nghiệm hạt nhân lần thứ 6 trong ngày 3/9 và một loạt các thử nghiệm tên lửa trong năm 2017 bao gồm 2 tên lửa đạn đạo liên lục địa.
Dưới thời ông Kim Jong-un, Triều Tiên đã thực hiện hàng chục thử nghiệm tên lửa khi theo đuổi chương trình phát triển loại vũ khí có thể đem đầu đạn hạt nhân đến Mỹ.
Trong khi đó, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cho biết cần có các biện pháp trừng phạt để mang Triều Tiên đến bàn đàm phán, nhưng Seoul không hướng đến sự sụp đổ của Triều Tiên. Ông Moon cảnh báo các vấn đề hạt nhân cần được giải quyết một cách bền vững để không ảnh hưởng đến hòa bình.
(VTC News/Nguồn: Reuters, The Guardian)
PHƯƠNG ANH

Cảnh báo thử bom nhiệt hạch ở Thái Bình Dương

Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho cảnh báo nước này có thể tiến hành một vụ thử bom nhiệt hạch, còn gọi là bom khinh khí hoặc bom H, ở Thái Bình Dương.

>Công bố thông tin vụ căn cứ quân cảnh tại Syria bị tấn công
Hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap đưa tin, Ngoại trưởng Ri Yong-ho cho biết Triều Tiên có thể cân nhắc việc này. Ông nói thêm rằng một vụ thử tiềm tàng "nổ một quả bom H uy lực nhất" sẽ là một hành động "mức cao nhất" có thể chống lại Washington.

Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho phát biểu trong một phiên họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York. (Ảnh: Reuters)

Khi trò chuyện với các phóng viên ở New York, Ngoại trưởng Ri Yong-ho được hỏi ý định của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un là gì khi đe dọa thực hiện "các biện pháp cứng rắn nhất trong lịch sử" nhằm vào Mỹ. Ông trả lời rằng Bình Nhưỡng có thể cân nhắc một vụ thử bom nhiệt hạch nhưng không rõ ý định thực sự của ông Kim Jong Un.
"Chúng tôi không biết hành động nào được tiến hành vì lãnh đạo Kim Jong Un sẽ ra lệnh", ông Ri giải thích.

Theo Yonhap, Washington và các đồng minh sẽ coi một vụ thử như vậy là hành động gây hấn nghiêm trọng.
Cảnh báo mới được Ngoại trưởng Ri đưa ra sau khi ông Kim Jong Un ra một thông điệp hiếm hoi cảnh báo Tổng thống Mỹ Donald Trump phải trả giá đắt vì đe dọa hủy diệt Triều Tiên.
"Tôi sẽ khiến Tổng tư lệnh tối cao của Mỹ phải trả giá đắt cho phát biểu kêu gọi hủy diệt hoàn toàn Triều Tiên", hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) dẫn lời ông Kim Jong Un. Người đứng đầu chính quyền Bình Nhưỡng cho rằng, bài phát biểu của ông Trump tại phiên họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc là "hành vi tâm lý bất ổn".
Thanh Hảo (Vietnamnet)

Quân cảnh Nga dũng cảm giữ chốt, 850 tay súng khủng bố bị tiêu diệt

Ngày 21-9, Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn clip về hoạt động đặc biệt của lực lượng Không quân-vũ trụ chống lại các đợt tấn công quy mô lớn của các tay súng khủng bố Hay'at Tahrir al-Sham (HTS) có liên hệ với mạng lưới Al-Qaeda nhằm vào căn cứ quân cảnh Nga ở tỉnh Idlid, Syria. 29 quân cảnh Nga đã dũng cảm chốt giữ thành công căn cứ trước sự tấn công của lực lượng khủng bố có quân số đông gấp hàng chục lần và chỉ phá vây rút lui khi lực lượng ứng cứu viện tới.



Trong vài ngày qua, HTS (tổ chức Hồi giáo cực đoan Al-Nusra đổi tên) đã huy động lực lượng lớn với sự yểm trợ của xe tăng, pháo binh đột kích phòng tuyến của lực lượng chính phủ Syria tại vùng giáp ranh giữa tỉnh Idlid và Hama. Với ưu thế vượt trội về quân số, HTS đã nhanh chóng xuyên thủng tuyến phòng ngự của lực lượng chính phủ và tiến sâu vào vùng “Giảm xung đột” đã được Nga, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ xác lập. Lực lượng khủng bố chỉ bị chặn lại bởi căn cứ quân cảnh Nga ở Idlid.

Nhiều đơn vị quân cảnh Nga tại Syria là đặc nhiệm nước CH Chesnya, những người nổi tiếng với tinh thần chiến đấu mưu trí và dũng cảm.


HTS sử dụng ưu thế vượt trội về hỏa lực tấn công căn cứ. 29 quân cảnh Nga đã dũng cảm bẻ gãy nhiều đợt tấn công và cầm chân lực lượng khủng bố cho tới khi các lực lượng Không quân-vũ trụ Nga và các đơn vị trên bộ tới tiếp viện. Sau nhiều giờ giao tranh, lực lượng quân cảnh Nga lâm vào tình thế nguy hiểm khi 3 thành viên bị thương, HTS dùng hỏa lực mạnh áp chế mạnh và các tay súng khủng bố liều chết tấn công.
HTS hiện là nhóm khủng bố kiểm soát nhiều vùng lãnh thổ tại tỉnh Idlid.
Theo thỏa thuận giữa Nga, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ, nhiều vùng "Giảm xung đột" được lập ra để tiến hành hòa giải dân tộc.

Tình hình chiến trường bất ngờ đổi khác, các máy bay cường kích Su-25 và trực thăng tấn công Nga xuất hiện, tấn công vào lực lượng HTS đang phơi mình xung quanh căn cứ. Đồng thời, lực lượng chính phủ Syria kết hợp với các tay súng bộ lạc địa phương tổ chức tấn công bọc sườn, vu hồi vào các mũi tấn công của lực lượng khủng bố. Bị tấn công bất ngờ từ nhiều hướng, các mũi tấn công của HTS bị tan rã và phải rút lui. Lợi dụng thời điểm đó, 29 quân cảnh Nga cũng nhanh chóng phá vòng vây, rút về hậu tuyến an toàn.
Sau khi đánh bại đợt tấn công của HTS, lực lượng chính phủ Syria đã khôi phục quyền kiểm soát các khu vực vừa bị nhóm khủng bố này chiếm giữ.
Lực lượng Không quân-vũ trụ Nga chi viện hỏa lực tối đa giúp bẻ gẫy các đợt tấn công của HTS nhằm vào căn cứ quân cảnh Nga tại Idlid.
Theo thông tin từ Bộ Quốc phòng Nga, các đợt tấn công đã tiêu diệt ít nhất 850 tay súng khủng bố; phá hủy 11 xe tăng, 4 xe chiến đấu bộ binh và nhiều phương tiện chiến đấu khác. Về phía HTS, dù không công bố thông tin cụ thể về thiệt hại, nhóm khủng bố này cũng thừa nhận đã bị thiệt hại nặng trong chiến dịch tấn công ở Idlid và Bắc Hama.
TUẤN SƠN (QĐND/tổng hợp)

Công bố thông tin vụ căn cứ quân cảnh tại Syria bị tấn công

Ngày 22-9, Bộ Quốc phòng Nga đã công bố thông tin cụ thể về vụ căn cứ quân cảnh Nga tại vùng “Giảm xung đột” ở tỉnh Idlid, Syria bị các tay súng khủng bố Hay'at Tahrir al-Sham (HTS) có liên hệ với mạng lưới Al-Qaeda tấn công.



Phía Nga cáo buộc, trong các mũi tấn công của nhóm khủng bố HTS có sự hiện diện của cố vấn người Mỹ. Chỉ huy trưởng Trung đội quân cảnh bị bao vây, Alexander Samoilov cho biết thêm, những kẻ khủng bố bắt đầu đợt tấn công từ sáng sớm. Quân cảnh Nga phối hợp với lực lượng chính phủ Syria cố thủ trong một tòa nhà 2 tầng (các thành viên quân cảnh giữ tầng 2).
Một đơn vị quân cảnh Nga tại Syria.

“Chúng tôi đã giữ tầng 2 cho tới khi toàn bộ hàng rào phòng thủ bằng mìn phía ngoài bị phá vỡ. Sau khi tầng hai bị phá hủy bởi hỏa lực, toàn bộ đơn vị rút xuống tầng 1 cố thủ”, ông A. Samoilov nói.
Những kẻ khủng bố áp chế khu vực phòng thủ của lực lượng quân cảnh Nga bằng súng cối. Các tay súng khủng bố liều chết tiếp cận và tấn công bằng súng bộ binh các cỡ.
29 thành viên quân cảnh đã chống lại nhiều đợt tấn công của lực lượng khủng bố trong vòng 2 giờ. Vòng vây của HTS xung quanh vị trí của quân cảnh Nga bị phá vỡ với sự hiệp đồng tác chiến giữa đặc nhiệm không quân, quân cảnh Nga và đặc nhiệm Syria với sự hỗ trợ của máy bay cường kích Su-25. Trong cuộc phá vây, 3 thành viên đặc nhiệm đã bị thương.
Cuộc phản công của lực lượng Syria tiếp diễn sau đó và đẩy lùi hoàn toàn phiến quân về ranh giới giữa tỉnh Idlid và Hama. Theo nhiều nguồn tin, sau một ngày giao tranh, hơn 850 tay súng HTS bị tiêu diệt, hàng chục phương tiện chiến đấu bị phá hủy, trong đó có 11 xe tăng.
TUẤN SƠN (QĐND/theo RIAN)

Mỹ tấn công Triều Tiên sẽ dẫn đến thảm họa

Nga tuyên bố biện pháp quân sự để đối phó với Triều Tiên sẽ dẫn đến hậu quả thảm khốc cho khu vực và thế giới.

>Tổng thống Trump ký lệnh trừng phạt mới với Triều Tiên

"Luận điểm cũ của họ là mọi phương án đều được tính đến, bao gồm cả phương án quân sự. Nhưng chúng tôi tin rằng, điều đó sẽ gây ra hậu quả nặng nề cho Hàn Quốc và Triều Tiên, cho cả khu vực nói chung và toàn bộ các quan hệ quốc tế", Thứ trưởng Ngoại giao Nga Gennady Gatilov hôm nay nói trong một cuộc phỏng vấn với Tass. "Đó không phải là một lựa chọn". 
Vào ngày 19/9, trong phiên họp thứ 72 của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đe dọa "hủy diệt hoàn toàn Triều Tiên" và gọi lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un là "người đàn ông tên lửa" đang thực hiện "một nhiệm vụ tự sát".
Quân đội Triều Tiên diễu hành nhân dịp kỷ niệm 105 ngày sinh của cố lãnh đạo Kim Nhật Thành. (Ảnh: AP)

Bình luận về bài phát biểu của ông Trump, Thứ trưởng Gatilov nhấn mạnh cần phải sáng suốt thúc đẩy đàm phán và đối thoại thay vì xem xét các biện pháp quân sự.

Theo ông Gatilov, Moscow ủng hộ ý tưởng đề nghị Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc trực tiếp tham gia giải quyết vấn đề Triều Tiên, trong đó người đứng đầu Liên Hợp Quốc có nhiệm vụ tiếp xúc với các bên và tìm kiếm các khả năng đối thoại chính trị.
Tình hình trên bán đảo Triều Tiên trở nên căng thẳng sau khi Bình Nhưỡng liên tục tiến hành các vụ phóng thử tên lửa và thử hạt nhân. Trong tháng 7, nước này tuyên bố phóng thành công hai tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Vào ngày 3/9, Bình Nhưỡng khẳng định thử nghiệm thành công bom nhiệt hạch. Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn với Triều Tiên vào ngày 12/9. 
Nguồn: VnExpress
Ác mộng thảm họa hạt nhân tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương
Chuyên gia Nga nhận định, chính sách ngoại giao của ông Trump có thể đẫn đến một cơn ác mộng thảm họa hạt nhân tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nhưng không phải là do vũ khí hạt nhân gây ra.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ hủy diệt hoàn toàn Triều Tiên trong trường hợp Mỹ buộc phải tự vệ hoặc bảo bệ đồng minh. Konstantin Sivkov, Chủ tịch Viện hàm lân các vấn đề địa chính trị ở Nga cho rằng, lời đe dọa này đồng nghĩa với việc nguy cơ xảy ra thảm họa hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên đang hiện hữu, nhưng không hẳn là do vũ khí hạt nhân của Triều Tiên gây ra.
“Chúng ta cần nhớ, tấn công Triều Tiên sẽ gây ra điều này. Nếu Mỹ thực hiện cuộc tấn công tổng lực vào Triều Tiên chắc chắn sẽ dẫn đến việc 25 lò phản ứng hạt nhân của Hàn Quốc sẽ bị phá hủy trong cuộc tấn công trả đũa của Triều Tiên. Điều này tương ứng với 25 thảm họa Chernobyl tại bán đảo Triều Tiên”, chuyên gia Sivkov nói.
Vụ thử hạt nhân tại Nevada năm 1953.


Ông Sivkov nói thêm, dễ dàng đoán ra được hậu quả khi thảm họa này xảy ra, toàn bộ bán đảo Triều Tiên, phần lớn lãnh thổ Nhật Bản và một số khu vực rộng lớn ở Nga và Trung Quốc sẽ thành vùng đất chết.
“So sánh với điều này, thảm họa hạt nhân Fukushima sẽ chỉ như một quả pháo diêm. Thực tế là, ông Trump đang đẩy bán đảo Triều Tiên đến bờ vực thảm họa hạt nhân và cần phải biết rõ là nếu xảy ra một cuộc tấn công hạt nhân vào Triều Tiên, thì chắc chắn Trung Quốc và Nga sẽ không đứng ngoài”, ông Sivkov khẳng định.


Nguồn: VTC News/Sputnik

Việt Nam sắp sở hữu thêm 2 tàu khu trục

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam xác nhận thông tin Liên bang Nga đang vận chuyển cặp tàu khu trục Gepard-3.9 11661 để bàn giao cho Việt Nam. Việc bàn giao tàu khu trục này nằm trong khuôn khổ hợp tác quốc phòng giữa hai nước.

Trả lời câu hỏi của phóng viên tại cuộc họp báo thường thì Bộ Ngoại giao Việt Nam chiều 21/9 về việc Nga đang vận chuyển tàu khu trục Gepard-3.9 11661 cho Việt Nam, Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng đã lên tiếng xác nhận.
Cặp tàu khu trục mới Gepard-3.9 11661 sẽ được Nga bàn giao cho Việt Nam vào cuối năm nay (ảnh: TASS)

“Việc Nga giao tàu khu trục Gepard cho Việt Nam nằm trong khuôn khổ hợp tác quốc phòng giữa hai nước, nhằm đáp ứng nhu cầu đảm bảo an ninh quốc phòng của Việt Nam” - bà Hằng nhấn mạnh.
Trước đó, truyền thông quốc tế dẫn thông tin từ ông Renat Mistahov - Giám đốc nhà máy đóng tàu Zelenodolsk, Liên bang Nga - cho biết: Kế hoạch Zelenodolsk bàn giao cặp tàu khu trục Gepard-3.9 thứ hai cho Hải quân Việt Nam sẽ diễn ra trong nửa cuối năm 2017.
Theo vị này, cặp tàu khu trục được bàn giao heo đúng hợp đồng. Công việc chế tạo cặp tàu khu trục Gepard-3.9 thứ hai được thực hiện theo đúng lịch trình.
Được biết, tàu khu trục thứ nhất đã qua kiểm nghiệm hiện đang được sơn. Việc đào tạo thủy thủ đoàn cũng đang diễn ra. Tàu khu trục thứ hai đang trải qua quá trình kiểm tra.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng

Tàu hộ vệ lớp Gepard được trang bị hệ thống tên lửa chống hạm Uran của Nga. Các tàu hộ vệ lớp Gepard 3.9 là phiên bản xuất khẩu tàu hộ vệ Dự án 11661 tại Cộng hòa Tatarstan (Nga).
Hiện nay, Việt Nam đang sở hữu 2 tàu khu trục là Lý Thái Tổ và Đinh Tiên Hoàng. Hai tàu này được Nga bàn giao vào năm 2011. Năm 2012, hợp đồng đóng 2 tàu khu trục tiếp theo tiếp tục được ký kết với hãng Zelenodolsk.
Trong một diễn biến khác, trước việc Úc sẽ điều một nhóm tàu chiến diễn tập ở Biển Đông, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: Việt Nam luôn tôn trọng quyền của mỗi quốc gia, thực hiện tự do hàng hải, hàng không phù hợp với luật pháp quốc tế.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định: Duy trì hoà bình và ổn định khu vực, trong đó có Biển Đông là trách nhiệm và quyền lợi của mỗi quốc gia. Mọi hoạt động của các quốc gia nếu đóng góp vào mục tiêu chung này thì đáng được hoan nghênh.
Châu Như Quỳnh (Báo Dân trí)