(Tindautruongdanchu)-Quân đội ta là quân đội cách mạng, “đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân lao động sản xuất”, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, vì nhân dân phục vụ.
>Là linh mục thì không thể bất chấp pháp luật xây dựng nhà trái phép
>Lợi dụng “Diễn đàn xã hội” để chống phá cách mạng Việt Nam
>Lợi dụng “Diễn đàn xã hội” để chống phá cách mạng Việt Nam
Tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế là một chức năng, nhiệm vụ chính trị quan trọng, có ý nghĩa chiến lược lâu dài, thể hiện bản chất cách mạng, truyền thống tốt đẹp của Quân đội Nhân dân Việt Nam; Kết hợp chiến đấu với lao động sản xuất, phát huy tính độc lập, tự lực tự cường tích cực tăng gia sản xuất cùng với nhân dân bảo đảm cho đời sống của bộ đội. Chính vì vậy cho dù điều kiện chiến đấu gian khổ, ác liệt đến đâu, Quân đội nhân dân Việt Nam vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó.
Công ty may X20 (Ảnh minh họa)
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta có nhiều kinh nghiệm kết hợp chặt chẽ vấn đề kinh tế với Quốc phòng. Sự kết hợp đó được thể hiện tập trung trong chính sách “Ngụ binh ư nông”. Đó là chính sách xây dựng lực lượng quân sự thời phong kiến ở Việt Nam, áp dụng từ thời nhà Đinh đến thời Lê Sơ. Việc đưa quân vào làm kinh tế thời bình nhằm giải quyết được một lượng lớn các khoản lương thực, nuôi quân của triều đình xưa. “Ngụ binh ư nông” thể hiện mối liên kết hài hoà giữa việc quân sự và nông nghiệp, giữa kinh tế và quân sự, chuyển hóa nhanh từ thời bình sang thời chiến và ngược lại.
Trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc Quân đội ta luôn nêu cao tinh thần tự lực tự cường, tích cực tăng gia, sản xuất cải thiện đời sống bộ đội; tham gia sản xuất xây dựng hậu phương lớn miền Bắc, xây dựng căn cứ hậu cần tại chỗ trên các vùng chiến lược, thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng “Vừa kháng chiến, vừa kiến quốc”, “Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam”.
Khi hòa bình lập lại, Quân đội là lực lượng xung kích, nòng cốt, tham gia đắc lực vào hàn gắn vết thương chiến tranh, phát triển KT-XH; nhất là trên các địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.. Trong điều kiện hiện nay, vai trò của Quân đội trong thực hiện nhiệm vụ sản xuất, xây dựng kinh tế vẫn giữ vai trò hết sức quan trọng. Đây chính là việc tận dụng được năng lực sản xuất của Quân đội lại phục vụ được cho dân sinh. Truyền thống tốt đẹp đó của Quân đội ta ngày càng được phát huy trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, góp phần vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế, xã hội thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong thời gian gần đây trên một số trang mạng xã hội đã đăng tải những bài viết xuyên tạc, phủ nhận về vai trò của Quân đội tham gia vào hoạt động kinh tế, đưa ra những luận điệu dưới dạng mật mờ như: “Quân đội làm kinh tế - phúc và họa”, “Quân đội cần kết thúc việc làm kinh tế, chỉ huấn luyện chiến đấu”, để hướng lái dư luận theo quan điểm sai trái rằng: “Quân đội không nên làm kinh tế”. Với âm mưu đen tối tìm cách làm giảm bớt chức năng của Quân đội, làm suy yếu nền kinh tế của nhà nước, chúng ta cần nâng cao cảnh giác với những luận điệu xấu sa đó. Việc làm kinh tế của Quân đội không làm ảnh hưởng đến chất lượng huấn luyện, xây dựng chính quy mà càng làm tăng thêm sức mạnh chiến đấu của quân đội. Chủ trương của Đảng, nhà nước, Quân ủy Trung ương xác định Quân đội lao động sản xuất, xây dựng kinh tế là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược lâu dài là hoàn toàn đúng đắn không ai có thể nói kết thúc, hay không thực hiện theo ý chủ quan là được.
0 comments:
Post a Comment